Dự án công viên 500 triệu USD tại TP HCM thành khu giải trí

Công viên Sài Gòn Safari tại huyện Củ Chi sẽ là khu du lịch sinh thái – nơi vui chơi giải trí kết hợp biệt thự nghỉ dưỡng (bungalow),

Trong quyết định điều chỉnh quy hoạch UBND TP HCM vừa ban hành, Công viên Sài Gòn Safari sẽ là một trong những điểm du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái, thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam.

Các khu chức năng tại đây sẽ có tính mở, cơ cấu tổ chức phân khu hợp lý, đảm bảo vệ sinh tại các khu nuôi thả động vật, an toàn cho du khách tham quan và người dân xung quanh công viên. Đây cũng là điểm đến của du khách trong nước cũng như quốc tế.

Dự án công viên Sài Gòn Safari sau 13 năm vẫn là cánh đồng hoang. Ảnh: Trung Sơn.

Hướng tổ chức không gian kiến trúc của công viên sẽ gồm hai khu vực. Phía Tây là khu safari bao gồm: vườn thú mở, khu kỹ thuật, nhân giống và bệnh viện, chuồng trại tạm, điều hành, quảng trường, bãi đỗ xe.

Đây cũng là nơi vui chơi giải trí, gồm các khu chức năng: khu đón tiếp, mua sắm, ẩm thực và dịch vụ công cộng.

Phía Bắc là khu biệt thự (bungalow) và khách sạn gồm các nhà hàng, khu vui chơi trẻ em, cây xanh, mặt nước, thể dục thể thao… Khu biệt thự – khách sạn bungalow được xây dựng thấp tầng, phù hợp với cảnh quan thiên nhiên.

Chính quyền TP HCM yêu cầu nhà đầu tư đánh giá hiện trạng môi trường về điều kiện địa hình, điều kiện tự nhiên, chất thải rắn, nước thải, tiếng ồn (nếu có), các vấn đề xã hội, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên.

Chủ đầu tư phải phân tích, dự báo những tác động tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường, đề ra các giải pháp khắc phục cho dân cư, cảnh quan thiên nhiên.

Dự án Công viên Sài Gòn Safari tại xã An Nhơn Tây và xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, có tổng diện tích khoảng 457 ha. Khi hoàn thành, công viên du lịch sinh thái này có thể đón 1.800 khách lưu trú, 3.000 khách tham quan mỗi ngày cùng khoảng 500 nhân viên phục vụ.

Dự án được khởi động từ năm 2004 năm trước. Tuy nhiên, theo UBND thành phố do năng lực chủ đầu tư (Thảo cầm viên Sài Gòn) yếu, tiến độ giải phóng mặt bằng chậm, dự án lớn nhưng khả năng sinh lợi thấp… khiến công viên Sài Gòn Safari sau hơn chục năm vẫn chưa thể triển khai. Thành phố đã cho thu hồi để giao đơn vị khác đầu tư.

Đến năm 2015, Công ty cổ phần Vinpearl đề xuất được đầu tư dự án công viên Sài Gòn Safari với vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD và đã được UBND TP HCM chấp thuận cho phép thuê đơn vị tư vấn nước ngoài nghiên cứu lập điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch và lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Công viên Sài Gòn Safari.

Theo Trung Sơn/Vnexpress.net

Những công trình kiến trúc được chào đón nhất năm 2017

CNN vừa liệt kê một số công trình kiến trúc được mong đợi nhất năm 2017.

Napoli-Afragola là dự án tàu cao tốc nối Naples và Rome của Italy. Ga tàu Napoli-Afragola giống như ánh sáng cuối đường hầm dài. Không chỉ là một ga tàu, Napoli-Afragola có nhiều không gian công cộng, vui chơi cùng nội thất trang nhã, tràn ngập ánh sáng tự nhiên

Được thiết kế bởi kiến trúc sư từng đoạt giải thưởng Ateliers Jean Nouvel với chi phí 653,4 triệu USD, bảo tàng Louvre Abu Dhabi là một nhánh của bảo tàng Louvre nổi tiếng ở Paris

Nhóm thiết kế đã tạo ra một tòa nhà độc đáo với các khối chức năng riêng biệt, nối với nhau bằng tường gạch lấy cảm hứng từ Lego. Khi hoàn thành, Lego House sẽ trở thành trung tâm trải nghiệm cho du khách với quán cà phê, khu vui chơi cho gia đình, quảng trường và tất nhiên có cả cửa hàng Lego

Bảo tàng nghệ thuật đương đại châu Phi Zeitz (Zeitz MOCAA), Cape Town, Nam Phi

Làng Huangshang, tỉnh Anhui, Trung Quốc tựa bức tranh sơn thủy, ngôi làng Huangshang nổi lên bên mặt hồ

Với nhiều căn hộ, trung tâm triển lãm, nhà hàng trên tầng cao, The Silo, Copenhagen, nhắm tới mục tiêu trở thành điểm đến của phong cách sống mới tại thủ đô của Đan Mạch

Nằm gần Tử Cấm Thành, trung tâm nghệ thuật Guardian rộng hơn 6.200 m2 có diện mạo hoàn toàn mới nhờ bàn tay của các kiến trúc sư của hãng Buro Ole Scheeren

Bảo tàng Yves Saint Laurent, Marrakech, Morocco

Bảo tàng Blavand Bunker, Varde, Đan Mạch

Centro Botin, Cantabria, Tây Ban Nha là dự án mới của Renzo Piano Building Workshop hợp tác với hãng kiến trúc Luis Vidal + Architects có trụ sở tại Madrid, Tây Ban Nha. Centro Botin là trung tâm văn hóa, nghệ thuật, giáo dục và giải trí, một nửa nằm trên mặt đất, nửa còn lại ở trên mặt nước

Cây cầu kính Zhangjiajie, tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc được thiết kế từ cảm hứng trong bộ phim Avatar và thế giới viễn tưởng. Đây là cầu kính đi bộ dài nhất thế giới với chiều dài 381m ở độ cao hơn 300 m. Có chi phí xây dựng 3,4 triệu USD, cây cầu bằng kính trong suốt lấp ló sau những đám mây bồng bềnh như chốn tiên cảnh

Chung cư 520 phố West 28, New York, Mỹ

Theo CTV Ngọc Loan/VOV.VN